Ngải có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại ẩn chứa những công năng sử dụng khá độc đáo. Vì vậy, khi phân loại có thầy chia ngải theo họ, theo giống loài hoặc phân loại ngải dựa theo công năng của nó.
Nếu chia theo đặc điểm giống loại, ngải thường có ở các loài chủ yếu sau:
1- Họ ngải hổ: hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ thì họ hổ này có khoảng 12 loài ngải. Gồm hắc hổ (khala mao), bạch hổ, thanh hổ, huỳnh hổ, xích hổ, ngải vằn, ngải gió, ngải tím, ô mặt tròn, ô chu nụ, ô mộc xì tô …
Trong họ hổ lại chia ra thành hổ đực và hổ cái.
Hổ đực thân to khoẻ, có những cây phần gốc to bằng cổ tay, phần ngọn cao hơn đầu người lớn. Hôm về núi Cấm, đi ngang qua Điện Pháo binh, mấy huynh đệ tôi tình cờ phát hiện mấy bụi bạch hổ cao quá đầu người. Có lẽ mọc đã lâu năm lắm rồi mà không người lui tới. Lập tức ra tay…Hôm đó thu hoạch một bụi không dưới 1kg củ.
Hổ cái lá tròn và xoè ra thành tán, thân thấp lùn so với cây hổ đực.
Mặc dù có khoảng 12 loài hổ, nhưng khi trồng, các thầy thường chọn 5 loại tiêu biểu nhất lập thành ngũ hổ tướng để luyện và sai xử.
Công năng của ngải hổ khá mãnh liệt. Bỏ qua chức năng về thuốc vì xét thấy không cần thiết, tôi chỉ trình bày về các công năng thuộc lĩnh vực huyền môn.
Chức năng đầu tiên là tăng lực, luyện phép gồng, đánh võ đài không biết mệt. Trước khi lên võ đài, võ sĩ đọc câu chú thỉnh tổ ngảI và ngậm củ ngải vào trong miệng. Sức mạnh của ngải hoà vào sức mạnh của con người khiến cho võ sĩ tăng cường sinh lực, cơ thể trở nên rắn chắc, chịu đựng bền bỉ trước những cú đánh của đối phương, không có cảm giác đau đớn mệt mỏi…
Thật ra, trong thực tế vẫn có những võ sĩ thượng đài ngậm ngải mà vẫn thua đau thua đớn. Chuyện dễ hiểu. Võ sĩ dùng ngảI mà không biết giữ giớI luật, phạm cấm kị của môn phái như sa vào tửu sắc, ăn phạm đồ kiêng kị của ngải. Cũng có khi thượng đài gặp phảI võ sĩ cao tay ấn hoặc có thầy giỏI đỡ lưng, dù có ngậm ngảI cũng không thành tựu.
Ngải hổ được trồng thành bụi trước cửa làm thần giữ cửa, chức năng của ngảI lúc này là ngăn ngừa trộm đạo. Khi có trộm, ngảI báo cho chủ nhà biết để đề phòng. Hoặc ngảI linh có thể cầm chân kẻ trộm không cho chúng lấy được tài sản mà tẩu thoát.
Có rất nhiều câu chuyện lưu truyền trong dân gian về việc này. Trước đây, ở Bình Chánh có ông thầy Ba Lộ. Ông chuyên về chữa trị Nam dược và khoán sưng trặc, nuôi con nít. Khách khứa rất đông nên kẻ gian lầm tưởng nhà ông có nhiều của cải. Nhân lúc ông vắng nhà, tên trộm vào nhà tìm cách vơ vét của cải. Nhưng, lúc vào nhà rồI, nó cứ đi quanh quẩn như lạc vào ma trận không tìm được lốI ra. Mãi cho đến khi thầy Ba đi công chuyện trở về, tên trộm mớI quỳ thụp xuống lạy lục xin tha…
Trong câu chuyện về xứ Mường “Bí ẩn nơi đất bùa” mà bạn Bin571 post lên trang TGVH, phóng viên viết về bà Hạnh ở bản Mường Ao Tá. Bà ta có việc đi cả tuần, cửa để ngõ mà không một ai dám lai vãng đến. Điều gì khiến cho bà tự tin bỏ cửa đến thế? Điều gì khiến cho ngườI xung quanh không ai dám vào trộm cắp? PhảI chăng bà đã sử dụng ngảI để làm thần giữ cửa.
Ngoài ngảI, các thầy miền cao cũng thường sử dụng ma xó vào việc giữ nhà, giữ rẫy. Nhưng đó lạI là chuyện khác…